Ngành Kiến trúc thi khối nào? Kiến trúc sư làm công việc gì?

Quá trình hiện đại hóa đất nước kéo theo nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng thời thúc đẩy ngành Kiến trúc phát triển đã thu hút các bạn trẻ đến với nghề trong những năm gần đây.

Nếu bạn đang có dự định theo học ngành Kiến trúc thì trước tiên chúng ta cần biết ngành Kiến trúc thi khối nào. Bởi đặc thù của ngành nên môn thi sẽ có những năng khiếu mà người học cần rèn luyện rất nhiều. Qua đây, bài viết cũng xin trình bày những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn dành cho các bạn kiến trúc sư tương lai.

Ngành Kiến trúc thi khối nào? Các trường đào tạo

Quy định về tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kiến trúc sẽ có sự khác nhau giữa các trường đại học cũng như mức điểm chuẩn. Cụ thể ở một số trường đào tạo tập trung 2 khối chính là V và H, trong đó bao gồm các môn như:

Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM: Tuyển sinh 2019 dựa trên kết quả thi 2 môn(Toán, Lý) ở kỳ thi THPT Quốc gia và 1 môn thi năng khiếu(Vẽ). Điểm chuẩn tùy vào mã ngành Kiến trúc sẽ có sự chênh lệch, cao nhất là 22.85 điểm và thấp nhất là 18,25 điểm.

Trường Đại học Bách khoa TP.HCM: Tuyển sinh dựa trên 2 tổ hợp môn (Toán, Lý, Vẽ) và (Toán, Văn, Vẽ) để xét tuyển. Điểm chuẩn ngành Kiến trúc 2019 là 19.75 điểm.

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM:  Xét tuyển ngành Kiến trúc 2019 dựa trên 4 tổ hợp môn: (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Văn, Anh), (Toán, Văn, Vẽ), (Toán, Lý, Vẽ). Mức điểm chuẩn là 16.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Tuyển sinh 2019 dựa trên xét tuyển tổ hợp môn(Toán, Lý, Vẽ). Điểm chuẩn ngành Kiến trúc cao nhất là 26,5 so với các ngành đào tạo khác tại trường.

Tốt nghiệp ngành Kiến trúc bạn có thể làm gì?

Trong quá trình đào tạo, các bạn sẽ được học các môn chuyên ngành như: Vẽ kỹ thuật, Vật lý kiến trúc, AutoCad, Cấu tạo kiến trúc, Phương pháp(sáng tác kiến trúc, luận sáng tạo),… Do vậy, khi sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một số ngành nghề liên quan trong lĩnh vực kiến trúc như:

Quy hoạch vùng: Thực hiện việc quy hoạch, phân bố các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, nông lâm nghiệp và các khu kinh tế chính dựa trên các kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội.

Quy hoạch đô thị: Thiết kế không gian đô thị như: Nơi ở và làm việc, đường giao thông, khu vui chơi, bến tàu, bến cảng… Sắp xếp theo mô hình hiện đại, tiện lợi và tạo mỹ quan cho đô thị.

Thiết kế đô thị, cảnh quan: Thiết kế nội thất cho đô thị bằng cách lên ý tưởng tạo hình dáng kiến trúc mới. Trong đó, có các yếu tố như: Vật liệu, màu sắc, tỷ lệ, các khoảng trống, đường đi bộ, biển chỉ đường…

Thiết kế công trình kiến trúc: Đây là công việc phổ biến được nhiều bạn lựa chọn sau khi ra trường. Với vai trò là kiến trúc sư các bạn sẽ đảm nhận việc lên ý tưởng và vẽ sơ đồ thiết kế công trình. Chọn bộ khung phù hợp với không gian sống, lựa chọn vật liệu xây dựng, các loại hình khối và vẽ phối cảnh cho công trình.

Thiết kế nội thất: Kiến trúc sư sẽ tìm hiểu sở thích, tính cách và thói quen của khách hàng. Sau đó, thiết kế và bố trí không gian, vật dụng trong công trình dựa trên yêu cầu của họ.

Các điều kiện cần có khi học ngành Kiến trúc

Để theo học ngành Kiến trúc chúng ta cần phải có năng khiếu vẽ. Tìm hiểu về lĩnh vực mỹ thuật và rèn luyện vẽ đúng kỹ thuật mỗi ngày để cải thiện trình độ từ các hình khối cơ bản cho đến phức tạp. Đặc biệt, bạn cần phải có khiếu thẩm mỹ trong việc thiết kế, khả năng tưởng tượng, nhận thức và tạo dựng được cái đẹp.

Nếu cần thiết chúng ta có thể học qua các trung tâm, tìm hiểu các tài liệu bổ sung kiến thức tạo nền tảng cơ bản trước khi đăng ký học. Bên cạnh đó, mọi người cũng đừng bỏ qua các môn văn hóa đi kèm trong điều kiện xét tuyển để có thể đạt số điểm cao trong các đợt tuyển sinh. Ngoài ra, cần lựa chọn môi trường đào tạo phù hợp với năng lực sẽ giúp bạn tăng khả năng đậu vào ngành.

Ngành Kiến trúc thi khối nào? Với câu hỏi này bạn đã có câu trả lời trong phần trình bày trên. Những thông tin được đề cập sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các bạn có thể an tâm lựa chọn con đường vào đại học dễ dàng.