Để hiểu biết sâu hơn về quản lý hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tài chính và các công cụ dùng để quản lý hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo không bị rơi vào rủi ro quá lớn. Không thể không nhắc đến hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR. Vậy hệ số CAR là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản về hệ số car và những thông tin xoay quanh nó.
- Hệ số car là gì?
CAR là từ viết tắt của Capital Adequacy Ratio, có nghĩa tiếng Việt là tỷ lệ an toàn vốn hay còn gọi là là tỷ lệ tài sản có trọng số vốn trên rủi ro. Đây là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn tự có ở trong các ngân hàng thương mại. Hệ số car được sử dụng để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và giữ ổn định cho hệ thống tài chính trên toàn thế giới.
Hệ số CAR ở mức cao thể hiện mức độ đảm bảo an toàn của ngân hàng cho người gửi tiền càng cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng để bù vào khoản lỗ khi họ bị rủi ro không đủ và người gửi tiền có khả năng cao bị tổn thất.
- Cách tính hệ số CAR
Hai loại vốn được đo lường để tính toán hệ số CAR gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 là nguồn vốn chính của ngân hàng, có thể bù lỗ để giữ ngân hàng tiếp tục hoạt động và không bị yêu cầu ngừng giao dịch và vốn cấp 2 là vốn là nguồn vốn bổ sung và do đó cung cấp mức độ thấp hơn bảo vệ người gửi tiền.
Tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn có hai công thức tính như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ = Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro
Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Vốn tự có hợp nhất/ Tổng tài sản có rủi ro hợp nhất
Trong đó: vốn tự có gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Tổng tài sản có rủi ro gồm tài sản có trọng số rủi ro tín dụng, tài sản có trọng số rủi ro thị trường và tài sản có trọng số rủi ro hoạt động.
- Ví dụ về việc sử dụng CAR
Ngân hàng A có tổng nguồn vốn là 30 triệu đôla, trong đó vốn cấp 1 là 20 triệu đô và vốn cấp 2 là 10 triệu đô. Tổng tài sản có trọng số rủi ro của ngân hàng được tính là 100 triệu đô la. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng ABC là ($ 20 triệu + $ 10 triệu) / $ 100 triệu) = 30%. Hệ số CAR của ngân hàng 30%, đây là một con số khá cao. Do đó, ngân hàng A có mức an toàn cao và khả năng mất khả năng thanh toán nếu xảy ra các khoản lỗ bất ngờ là rất thấp.
- Những nhân tố có ảnh hưởng tới hệ số CAR của các ngân hàng thương mại
Thứ nhất, khả năng sinh lời của tài sản (ROA). ROA tỷ lệ với tăng trưởng kinh tế, khi tăng trưởng ở mức cao thì ROA được niêm yết cao hơn, chi phí dự phòng mang tính rủi ro thấp đi. Làm cho các hoạt động tín dụng tồn tại nhiều nguy cơ rủi ro hơn, tín dụng có nguy cơ tăng trưởng nóng làm giảm đi chất lượng tài sản, tỉ lệ nợ xấu tăng lên.
Thứ hai là tỷ lệ vốn của chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQR), hệ số này có một mối quan hệ cùng chiều với hệ số CAR, hệ số EQR tăng thì hệ số CAR cũng tăng và ngược lại. Vì thế, khi các ngân hàng thương mại gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho chính ngân hàng đó tăng theo.
Thứ ba là tỷ lệ tiền cho vay với tổng tài sản (LOA). Nhu cầu cho vay khách hàng gia tăng trong khi nguồn tiền tại ngân hàng không đủ, các ngân hàng buộc phải sử dụng nguồn vốn dự trữ để đáp ứng nhu cầu cho vay, hệ số CAR vì thế mà giảm.
Nhân tố thứ tư là quy mô của ngân hàng. Quy mô ngân hàng có tương quan tỷ lệ thuận với hệ số CAR nghĩa là ngân hàng thương mại nếu có quy mô càng lớn thì hệ số CAR sẽ càng tăng. Có thể thấy qua việc các ngân hàng tích cực bán cổ phần của mình cho các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro.
Thứ năm là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR). Khi dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng, chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng sẽ suy giảm, do đó rủi ro cho tài sản của ngân hàng cũng gia tăng.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về hệ số CAR là gì? Và giúp bạn đọc hiểu được những chỉ số trên báo cáo tài chính, từ đó đưa ra những kết luận chính xác hơn và quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn thành công!