Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ lợi nhuận, có tên tiếng Anh là profit, là một chỉ số không thể thiếu trong bất kỳ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nào. Việc kiểm soát được chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu được tình hình kinh doanh có tốt hay không, từ đó đưa ra các kế hoạch, giải pháp thích hợp. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về profit là gì? Và vai trò của nó đối với doanh nghiệp trong bài viết này nhé!
- Profit là gì?
Profit là tên tiếng Anh của lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản chênh lệch mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ ra khoản chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được xem là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản lợi nhuận này được doanh nghiệp giữ lại tiết kiệm hoặc đem đi tái đầu tư để mở rộng quy mô của doanh nghiệp.
Công thức tính lợi nhuận:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận là chỉ số kinh tế cơ bản đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Chỉ số lợi nhuận càng cao có nghĩa là doanh thu doanh nghiệp thu về lớn hơn nhiều so với khoản chi phí bỏ ra, điều đó chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại chỉ số này càng nhỏ và có khuynh hướng âm thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và có nguy cơ phá sản.
Lợi nhuận cao thể hiện tài chính của doanh nghiệp càng lớn mạnh, tạo điều kiện để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng theo.
Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng thể hiện năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, chất lượng lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua việc đóng thuế, lợi nhuận giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước và xã hội.
Lợi nhuận trực tiếp tác động tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dùng lợi nhuận thu được để thanh toán các khoản nợ. Lợi nhuận quá thấp hoặc âm thì doanh nghiệp không thể tồn tại, dẫn đến phá sản và bị loại ra khỏi thị trường.
Chỉ số lợi nhuận ở mức cao vừa phải giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và khả năng vay vốn của doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Vai trò của lợi nhuận đối với người đầu tư và lao động.
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thu về lợi nhuận cao sẽ tạo điều kiện nâng cao tiền lương người lao động, tiền thưởng cũng nhận nhiều hơn, giúp họ cải thiện và ổn định cuộc sống, khiến người lao động vững tâm và đóng góp nhiều hơn trong công việc.
Đối với người đi đầu tư, lợi nhuận là mục tiêu cũng như mong muốn của họ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Do đó, lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, giúp tăng thu nhập và nâng cao điều kiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế của họ.
- Vai trò của lợi nhuận đối với Nhà nước
Lợi nhuận càng cao, thuế đóng cho Nhà nước càng nhiều, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội, là động lực giúp nền kinh tế quốc gia phát triển.
Dựa vào chỉ số lợi nhuận có thể đánh giá được hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là đòn bẩy để phát triển kinh tế. Bởi lẽ, doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao thể hiện hoạt động làm ăn của doanh nghiệp có hiệu quả, vì vậy sẽ khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển, nhiều doanh nghiệp phát triển thì kinh tế của quốc gia cũng sẽ phát triển.
Bài viết trên đây đã cho chúng ta biết lợi nhuận hay profit là gì cũng như những vai trò to lớn của lợi nhuận đối với doanh nghiệp, cá nhân người đầu tư, người lao động và cả Nhà nước. Bất cứ ai có ý định khởi nghiệp kinh doanh thì cũng nên tìm hiểu lợi nhuận là gì, để biết cách tính cũng như vai trò của nó, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Chúc bạn thành công!