Những điều cần biết khi đi phỏng vấn là gì? Lưu ý quan trọng nhất

Phỏng vấn là việc làm quan trọng đối với mỗi chúng ta nhưng một số người lại cho rằng việc này cực kỳ đơn giản chỉ việc đến gặp mặt nhà tuyển dụng và trao đổi. Điều này có đúng không? Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm phỏng vấn thì những điều cần biết khi đi phỏng vấn được trình bày sau đây sẽ rất cần thiết. Bởi đôi khi một chút sai sót nhỏ cũng khiến bạn tuột mất cơ hội tìm việc.

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn?

Trang phục: Hình thức bên ngoài là điểm cộng tuyệt vời mà các bạn không nên bỏ qua bởi phong cách lịch sự, nhã nhặn sẽ khiến người đối diện có cảm giác yêu thích mình hơn. Do vậy, khi phỏng vấn các bạn nam nên mang áo sơ mi(Có thể đeo cà vạt), quần tây và mang giày. Đối với bạn nữ nên mang trang phục công sở lịch sự và phù hợp với mình, có thể đeo ít trang sức và cần trang điểm nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tự tin.

Hồ sơ và cv: Mail thông báo phỏng vấn thường có những yêu cầu mang theo hồ sơ cần thiết. Do đó, hãy xem thật kỹ và hoàn thiện các phần thông tin trong hồ sơ xin việc và chuẩn bị bảng cv thật đẹp mắt.

Những điều cần biết khi đi phỏng vấn là gì?

Khi được mời bạn hãy ngồi xuống: Nếu bạn ngồi đợi nhà tuyển dụng đến thì khi họ đến bạn hãy đứng dậy chào và khi được mời bạn mới nên ngồi xuống. Hoặc khi bước vào phòng mà họ đã ngồi trước đó thì hãy đợi họ mời trước rồi hãy ngồi xuống. Khi ngồi cần giữ tư thế thẳng lưng, mắt nhìn về phía người phỏng vấn. Tránh nép mình, hai vai buông thõng, khom lưng, nhìn xuống đất. Điều này sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn thiếu tự tin và nhút nhát.

Khi được mời nước: Theo phép lịch sự nhà tuyển dụng sẽ mời bạn dùng nước, nếu là cà phê thì hãy từ chối và chỉ nên uống nước lọc bởi việc chuẩn cho bạn một tách cà phê sẽ làm mất thời gian của họ. Nếu có thói quen uống cà phê thì tốt nhất là chúng ta nên uống trước khi đi phỏng vấn để tỉnh táo hơn.

Cách xưng hô: Hãy ước lượng độ tuổi của nhà tuyển dụng để có cách xư hô phù hợp và quan sát thái độ, cách trò chuyện của họ để xem tính cách như thế nào. Vì mỗi người, mỗi thế hệ khác nhau sẽ phù hợp với những câu chuyện khác nhau. Nếu nhà tuyển dụng là anh(chị) thì bạn có thể thoải mái trao đổi thân thiết thể hiện tính năng động, dí dỏm cho phù hợp với lứa tuổi. Còn đối với người lớn tuổi bạn nên điềm đạm và cư xử lễ phép sẽ tạo thiện cảm nhiều hơn.

Nội dung trình bày: Trước khi trình bày cụ thể từng kinh nghiệm và kỹ năng thì nên nêu lên bức tranh tổng thể về quá trình làm việc để nhà tuyển dụng hiểu rõ các giai đoạn công việc của bạn. Nhưng cần nói tóm lược, rõ ràng và dễ hiểu, tránh lan man dài dòng hay nói lắp. Nội dung đề cập cần gắn liền với vị trí tuyển dụng và mục tiêu mà công ty hướng đến. Như vậy, bạn cần tìm hiểu về cách thức hoạt động và các chiến lược, các sản phẩm hoạt động của doanh nghiệp thật cặn kẽ.

Những điều cần tránh khi phỏng vấn

Đề cập đến mức lương: Dẫu rằng đi làm với mục đích kiếm tiền là chính. Thế nhưng, khi phỏng vấn bạn đừng cố hỏi về vấn đề lương bổng, trừ khi nhà tuyển dụng đề cập đến trước. Và đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có cơ hội được nhận. Bên cạnh đó, đừng tỏ vẻ thân thiết quá mức bằng những lời nói, cử chỉ, những lời khen dành cho người tuyển dụng bởi có thể họ cho rằng bạn đang nịnh nọt để được lợi ích.

Đi trễ: Điều tối kỵ nhất đối với cuộc phỏng vấn là các ứng viên đi trễ và đối với những người này các nhà tuyển dụng sẵn sàng từ chối cuộc phỏng vấn. Trong trường hợp này bạn hãy liên hệ ngay sau đó và giải thích những sự cố gặp phải để họ thông cảm và tạo cơ hội cho bạn lần 2.

Tránh đề cập những vấn đề nhảy việc: Nếu được hỏi về công việc trước đây bạn hãy tránh đề cập đến vấn đề nhảy việc thường xuyên vì đa phần nhà tuyển dụng sẽ chẳng thể hài lòng đối với một nhân viên hay thay đổi công việc. Vì bao giờ họ cũng muốn tìm một người gắn bó lâu dài và trung thành với mình. Do đó, bạn hãy nêu những lý do chính đáng mà bắt buộc phải nghỉ việc ở công ty cũ.

Phần trình bày trên là những điều cần biết khi đi phỏng vấn. Ngoài ra, còn những vấn đề liên quan mà bạn nên tìm hiểu thêm, chẳng hạn: Các câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời, dấu hiệu phỏng vấn thành công, các câu hỏi mẹo… Những yếu tố này sẽ góp phần tạo nên buổi phỏng vấn thành công.